15 tháng 7, 2012

VÌ SAO MỸ GIẾT NGÔ ĐÌNH DIỆM?


                                                                     Dương Văn Triêm
Nhiệm vụ của người nghiên cứu lịch sử là phải phản ánh lại những gì đã diễn ra trong quá khứ sao cho chân thật nhất. Những hành động ngược lại, sẽ là tội ác, phản khoa học.
---------***---------

Từ sau năm 1950, mặc dầu được Mỹ viện trợ ngày càng tăng, nhưng tình hình của Pháp ở Việt Nam vẫn không khá hơn, vẫn tiếp tục bị sa lầy tại chiến trường. Do đó, Mỹ phải nghĩ đến việc thay chân Pháp.
Cách tốt nhất để thay Pháp vừa không ảnh hưởng đến mối quan hệ đồng minh với Pháp, vừa tránh được nguy cơ một cuộc chiến tranh Triều Tiên thứ hai. Đó là, xây dựng một chính quyền tai sai.
Ngô Đình Diệm (1901 – 1963) là người được chọn để đứng đầu chính quyền tai sai, này. Diệm là quan lại nhà Nguyễn, theo Công giáo, từng phục dịch cho Pháp, Nhật và bây giờ được Mỹ đào tạo để phục dịch cho Mỹ.
Khi lên nắm quyền, từ việc, Diệm phân biệt đối xử giữa những người theo Công giáo với những người theo Phật giáo. Đến việc, tiến hành hàng loạt các vụ thảm sát. Đã làm bùng lên phong trào chống Diệm hầu khắp cả nước, tiêu biểu là Phong trào Đồng khởi – năm 1959.
Phong trào, không những đưa chính quyền Diệm bên bờ sụp đỗ mà còn tác động xấu đến Mỹ. Dư luận thế giới lên tiếng, “một nước Mỹ dân chủ - lãnh đạo thế giới tự do chống lại sự xâm nhập của chủ nghĩa cộng sản” đang dung túng cho một bạo chúa (Ngô Đình Diệm).
Thế là, tại nhà Trắng, các phe phái đối lập“…lu loa tố cáo phe cầm quyền đang hà hơi tiếp sức cho chính quyền tay sai Sài Gòn chà đạp nhân quyền…[1]. Và cho rằng Diệm không phải là người Chống cộng thật sự - mà chỉ là người phi dân chủ và kỳ thị Phật giáo cuồng tín.
Chúng ta nên nhớ, cho đến năm 1966, chiến tranh Việt Nam mới trở thành ác cảm trong lòng dân Mỹ, còn trước đó hầu hết cử tri đều ủng hộ những cố gắng của chính phủ dành cho Việt Nam trong vấn đề “chống Cộng”. Nên những lời tuyên bố “chống Cộng” của bất kỳ đảng phái nào dù là Cộng hòa hay Dân chủ, trong thời điểm hiện tại là phù hợp với nguyện vọng của đa số cử tri Mỹ.
Vì lẽ trên, giới cầm quyền đương nhiệm Mỹ cần phải khẳng định rằng: “chúng tôi” đang lãnh đạo thế giới hòa bình chống sự bành trướng của Cộng sản, nên không bao giời chấp nhận một quốc gia đồng minh (cụ thể là Việt Nam Cộng hòa của Diệm) bóp nghẹt dân chủ. Nhà Trắng sẽ có biện pháp ngăn chặn hành động này.
Nhật ký Lầu Năm Góc ghi: Ngay từ năm 1960 nhiều bộ phận cả dân sự lẫn quân sự thuộc phái quốc gia đã nhận thức rõ ràng rằng sự tiến triển từ xấu đến tồi tệ và nếu như không làm gì để kết thúc quyền lực tuyệt đối của Diệm thì cuối cùng cộng sản sẽ giành được chính quyền với sự giúp đỡ hoặc ít nhất là sự đồng tình của dân chúng.  [2]
Vậy là, một “trò chơi” đảo chính, được tiến hành, Vương Văn Đông và một số tay chân khác của Diệm bị Mỹ mua chuộc để thực hiện kế hoạch.
Ngày 11 tháng 11 năm 1960 cuộc đảo chính nổ ra. Quân đảo chính với ba tiểu đoàn dù, có sự yểm hộ của xe tăng đã chiếm các vị trí xung yếu: bộ Tổng tham mưu, nha Giám đốc công an, Cảnh sát, trụ sở Quốc hội, nhà Bưu điện Trung ương, sân bay Tân Sơn Nhất, đài Phát Thanh và bao vây cả Dinh Độc Lập.
Nếu Quân đảo chính tiếp tục tấn công thì chắc chắn Diệm sẽ bị đỗ. Nhưng ngay trong thời điểm đó, quân đảo chính được lệnh của Mỹ “dừng lại”. Mọi việc được dàn xếp, việc thay Diệm bị bỏ ngỏ.
Mặt khác, trước khi, đảo chính nổ ra, tháng 3 năm 1960, các tham mưu trưởng liên quân Mỹ (JCS) bắt đầu vạch ra kế hoạch chống nổi dậy để cứu vãn tình thế tại nam Việt Nam. Kế hoạch được trình lên tổng thống Kennedy vào tháng 1 năm 1960, trước thời gian nhậm chức. Và mười ngày sau đó, Kennedy tăng thêm 41 triệu đô la viện trợ cho Diệm để thực hiện kế hoạch này. Đồng thời, Kennedy còn trang bị thêm cho Diệm công cụ bình định: “trực thăng vận” và “thiết xa vận”.
Nếu muốn thay Diệm, không đồng tình với hành động của Diệm sao Mỹ lại tăng thêm tài lực – sức mạnh cho Diệm…?
Một nhiệm kỳ tổng thống mới lại đến...
Kennedy, người của Đảng Dân chủ, đắc cử nhiệm kỳ thứ nhất với cách biệt rất nhỏ so với Nixon, người của Đảng Cộng hòa, 118.000 phiếu/ 68,3 triệu phiếu.
Trở lại tình hình nam Việt Nam, Diệm vẫn đang tiếp tục tiến hành các chiến dịch đẫm máu của mình. Do đó, đã tiếp tục làm bùng lên các phong trào chống đối, tiêu biểu nhất là hàng loạt các vụ tự thiêu phản đối Diệm, trong năm 1963. Nhưng những vụ tự thiêu lúc đầu, khi dư luận trong và ngoài nước Mỹ chưa biết đến. Thì chính quyền nhà Trắng chỉ xem đây “chỉ là một cuộc xung đột về văn hóa chứ không phải là khủng hoảng theo những thướt đo quốc tế” nên chính quyền nhà Trắng “vẫn không quá lo lắng về cái được xem là một cuộc cãi cọ phản văn hóa đơn lẻ[3].
Cho đến khi, vụ tự thiêu của Tì kheo Thích Quảng Đức tại ngã tư Nguyễn Đình Chiểu và Cách mạng Tháng Tám – Sài Gòn, ngày 11 tháng 6 năm 1963. Tin tức từ Việt Nam đã lan khắp thế giới, “quả thật chỉ qua một đêm cả thế giới nhận ra Mỹ chỉ là kẻ vô tích sự, đã chọn đúng một bạo chúa để hà hơi tiếp sức[4].
Nhân đó, Đảng Cộng hòa, vừa mới thất cử trong nhiệm kỳ rồi (năm 1961), nắm bắt cơ hội công kích Đảng Dân chủ.
Cho nên, đối với tổng thống đương nhiệm vừa mới nhậm chức Kennedy “việc ủng hộ một người Công giáo cuồng tín (Diệm) cứ tập trung khủng bố những người theo tôn giáo khác đã biến JFK (Kennedy) thành miếng mồi ngon trước miệng hổ đói trong cuộc bầu cử tới vào tháng 11. 1964” [5].
Trước tình hình trên, Kennedy lên tiếng: “Sự đụng chạm giữa tổng thống Ngô Đình Diệm với phật giáo đồ rất có hại cho công cuộc chống Cộng tại miền nam Việt Nam” [6]. Và yêu cầu Diệm là phải chấm dứt mọi hành động đàn áp tôn giáo, gạt bỏ Nhu [7] cùng tay chân ra khỏi chính quyền và mở rộng chính phủ.
Truyền thống của dân tộc Việt Nam, khi có ngoại xâm, tất cả đều đứng lên, không phân chia tôn giáo, đảng phái. Và trong thời điểm hiện tại cũng thế. Vậy đâu là “Phật tử”,
đâu là “Cộng sản”? Việt cộng không nhất thiết phải là Cộng sản.
Đối với một đất nước hơn 85% dân số theo Phật giáo như Việt Nam thì ngay từ đầu khi việc Mỹ ủng hộ Diệm trong phong trào “chống Cộng”, cũng chính là chống Phật giáo. Và chắc chắn Mỹ biết điều này, vì không có một kẻ ngoại xâm nào, không tìm hiểu trước, được ít nhiều về văn hóa của một xứ mà nó xâm lược.
Ai cũng biết thế, nhưng chính quyền Kennedy vẫn tỏ thái độ với Diệm, và lần này cứng rắn hơn và kiên quyết hơn lần trước, “Nhiều quan chức ở Hoa Thịnh Đốn (Oasintơn) cho rằng giải pháp duy nhất chấp nhận được cuộc khủng hoảng chính trị - tôn giáo ở Việt Nam chỉ có thể là một cuộc đảo chánh quân sự của các chỉ huy quân sự Nam Việt Nam” [8].
Chính quyền Kennedy không muốn trực tiếp chỉ huy cuộc đảo chính, mà chỉ núp phía sau, để cho dư luận nhìn vào, xem như đây là một cuộc nội chiến, tranh giành quyền lực. Một lần nữa Mỹ lại sử dụng đôla để mua chuộc thuộc hạ Diệm làm đảo chính.
Và thế là, thành phần trực tiếp chỉ huy đảo chính được xác lập: Dương Văn Minh, Trần Thiện Khiêm, Lê Văn Kim, Nguyễn Văn Thiệu…
Phe trực tiếp chỉ huy đảo chính yêu cầu phía Mỹ: “Đề nghị Hoa Kỳ không tìm cách ngăn chặn cuộc chính biến và đặc biệt sau khi cách mạng thành công thì vẫn tiếp tục chương trình quân viện và kinh viện cho Việt Nam Cộng hòa để miền Nam phục hồi sức mạnh chống cộng sản và phục hồi dân chủ” [9]. Chính quyền Nhà Trắng đồng ý.
Để tạo thêm lòng tin cho phe đảo chính, Kennedy gởi điện cho đại sứ Lodge (là trung gian giữa Kennedy và nhóm tướng lãnh đảo chính Dương Văn Minh), thông qua đó để cũng cố thêm tinh thần cho quân đảo chính: “Tôi chấp thuận tất cả những điều đề cập trong cái điện văn mà những vị khác gởi cho ông (tức bức điện văn “tối mật” ngày 24 tháng 8) và tôi ủng hộ các điều đó hết mình. Chúng tôi sẽ cố gắng làm hết sức để có thể giúp ông hoàn thành sứ mạng này một cách mỹ mãn. Cho đến khi các tướng lãnh ra tay, tôi xin được dành cái quyền thay đổi kế hoạch hay đảo ngược chỉ thị vào giờ chót. Tôi hoàn toàn nhận hết trách nhiệm về bất cứ sự thay đổi nào, và tôi cũng chịu hoàn toàn trách nhiệm về kế hoạch này và hậu quả của nó”. [10]
Ngày 31 tháng 10 năm 1963, Nhà Trắng lại gởi thêm một bức điện khác cho Lodge chỉ thị: “Không được đứng về phe nào. Nếu tình thế xảy ra không rõ ràng, thì Mỹ phải đứng hòa hoãn giữa hai bên. Nếu đảo chính thất bại, tòa đại sứ nên cho phép họ (tướng lãnh tham gia đảo chính) tỵ nạn… Dù vậy, nếu có cuộc đảo chính xảy ra thì Mỹ vẫn mong là nó thành công” [11]. Qua bức điện chúng ta càng thấy được quyết tâm thay Diệm của Mỹ.
Đúng 13 giời 30 phút ngày 1 tháng 11 năm 1963, quân đảo chính do Dương Văn Minh đứng đầu bắt đầu nổ súng [12].
Khi quân đảo chính tấn công vào dinh Gia Long [13], Diệm cùng em trai tẩu tán khỏi dinh bằng một đường hầm bí mật. Và chạy đến lánh nạn tại nhà Mã Tuyên [14], đồng thời cầu cứu Mỹ, mong muốn sẽ được Mỹ dàn xếp cuộc đảo chính nhưng bị phía Mỹ trả lời: “Tôi cảm thấy không đủ thông tin để có thể trả lời ngài”. Mỹ tỏ ra thờ ơ trước biến cố mà Diệm đang đối mặt và nước đôi trong việc giúp Diệm.
Lúc này Diệm đã hiểu rõ số phận của mình, bây giờ đã không còn con đường lựa chọn nào khác...
Sáng ngày hôm sau, Diệm chạy đến nhà thờ Cha Tam – Chợ Lớn, tuyên bố đầu hàng quân đảo chính và xin được cấp một chiếc máy bay chở ra sống tỵ nạn ở nước ngoài. Dương Văn Minh – người đứng đầu quân đảo chính, đồng ý.
Nhưng sau đó khi Minh xin ý kiến, phía Mỹ không đồng ý cấp máy bay và trả lời là phế truất chưa đủ, Diệm phải bị giết. “Nếu không một khi được tị nạn chính trị đâu đó, họ (Diệm) sẽ đóng đinh Kennedy trên báo chí thế giới và thông tin này sẽ được các đối thủ chính trị thuộc Đảng Cộng hòa lợi dụng để chống lại ông trong cuộc tái tranh cử tổng thống… Bao nhiêu người sẽ bỏ phiếu cho Kennedy trong cuộc bầu cử sắp tới?” [15]
Diệm bị quân đảo chính bắt áp giải về Tổng nha Cảnh sát, tra tấn. Sau đó, tiếp tục bị giải về Bộ Tổng tham mưu, trên đường áp giải đã bị thủ tiêu.
Sau ngày Diệm bị giết, người kế nhiệm Dương Văn Minh, đến Nguyễn Khánh rồi Nguyễn Văn Thiệu, nhưng tình hình “chống Cộng” vẫn đi xuống, mặc dầu sự viện trợ của Mỹ tăng nhiều lần hơn trước, sự đàn áp phong trào Phật giáo vẫn được tiếp tục…
Tóm lại, về bản chất Diệm là một người tàn bạo, phản dân chủ và kỳ thị tôn giáo. Nhưng đây không phải là nguyên nhân để Mỹ giết Diệm mà nguyên nhân chính là chỉ vì “cái phiếu bầu tín nhiệm của cử tri Mỹ”.
Thực tế, vấn đề dân chủ - dân quyền ở Việt Nam trong mắt chính giới Mỹ, chỉ là con số không. Mỹ không hề quan tâm Diệm “chống ai”, miễn sao là Diệm tiến hành bình định thành công miền Nam. Chính giới Mỹ chỉ thật sự quan tâm đến vấn đề này chỉ khi gần đến nhiệm kỳ bầu cử tổng thống. Nên những lời tuyên bố “dân chủ” trước dư luận, chỉ là mỹ từ để che đậy tội ác, và dùng nó làm nguyên cớ để giết Diệm…
Chúng ta càng thấy rõ điều này hơn khi hai lần mà phía Mỹ giật dây đảo chính – giết Diệm là chỉ trong khoảng thời gian trước ngày bầu cử tổng thống không xa, khoảng 1 năm. Và chỉ có cái chết của Diệm mới giúp “các vị tổng thống đương nhiệm” muốn tái đắc cử, vô can trong chính sách ủng hộ chính quyền Diệm chống nhân dân Việt Nam.
Đến đây, mọi việc đã rõ…
 TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Howard Zinn(2010), Lịch sử dân tộc Mỹ, NXB Thế giới.
2. Nguyễn Q. Thắng – Nguyễn Bá thế (2006), Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam, NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh.
3. PGS. Lê Cung(2008), Phong trào phật giáo miền nam Việt Nam năm 1963, NXB Thuận Hóa.
4. Thomas J. McCormick(2004), Nước Mỹ nửa thế kỷ - Chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ trong và sau chiến tranh lạnh, NXB Chính trị Quốc gia.
5. Đai học Quốc gia Hà Nội – trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn(2005), Điện Biên Phủ từ góc nhìn của các nhà khoa học Việt - Pháp, NXB Chính trị Quốc gia.
6. Nông Huyền Sơn(2010), Cái chết của anh em nhà Ngô, NXB Công an nhân dân.
7. GS. Vũ Dương Ninh(2007), Việt Nam – Thế giới và hội nhập (một số công trình tuyển chọn), NXB Giáo dục.
8. Joe Allen(2009), Việt Nam cuộc chiến thất bại của Mỹ, NXB Công an Nhân dân.
9. Bradley S.O’Leary & Edward Lee(2003), Cái chết của những ông vua thời chiến tranh lạnh – Vụ ám sát Ngô Đình Diệm & J.F.Kennedy, NXB Công an Nhân dân.
10. Lê Hồng Lĩnh(2006), Cuộc đồng khởi kỳ diệu ở miền nam Việt Nam, NXB Đà Nẵng.

http://vi.wikipedia.org/wiki/Ngô_Đình_Diệm.htm



[1] Dẫn theo Cái chết của anh em nhà Ngô, Nông Huyền Sơn,sđd t.152 - 153
[2] Dẫn theo Cuộc đồng khởi kỳ diệu ở miền nam Việt Nam, Lê Hồng Lĩnh, sđd t.375
[3] Dẫn theo Cái chết của những ông vua thời chiến tranh lạnh – Vụ ám sát Ngô Đình Diệm & J.F.Kennedy, Bradley S.O’Leary & Edward Lee, sđd t.41
[4] Dẫn theo Cái chết của những ông vua thời chiến tranh lạnh – Vụ ám sát Ngô Đình Diệm & J.F.Kennedy, Bradley S.O’Leary & Edward Lee, sđd t.43
[5] Dẫn theo Cái chết của những ông vua thời chiến tranh lạnh – Vụ ám sát Ngô Đình Diệm & J.F.Kennedy, Bradley S.O’Leary & Edward Lee, sđd t.43
[6] Dẫn theo Phong trào Phật giáo miền nam Việt Nam, PGS. Lê Cung, sđd t.273
[7] Vì những quyết sách của Diệm đều do Nhu làm cố vấn
[8] Dẫn theo Phong trào Phật giáo miền nam Việt Nam, PGS. Lê Cung, sđd t.275
[9] Dẫn theo Phong trào Phật giáo miền nam Việt Nam, PGS. Lê Cung, sđd t.279
[10] Dẫn theo Cái chết của anh em nhà Ngô, Nông Huyền Sơn, sđd t.228 – 229
[11] Dẫn theo Cái chết của anh em nhà Ngô, Nông Huyền Sơn, sđd t.231
[12] Trước âm mưu đảo chính của Mỹ, Diệm đã có biện pháp đối phó, Diệm giăng bẫy, chờ hành động đảo chính của các tướng lĩnh. Bằng việc sử dụng Nguyễn Khánh và Tôn Thất Đính cho kế hoạch mang tên Bravo I và Bravo II.
Trong Bravo I, Nguyễn Khánh được sử dụng như một nội gián, sẽ tham gia vào bất kỳ các nhóm có âm mưu đảo chính.
Trong Bravo II, nếu khi nắm bắt được thời gian xảy ra đảo chính từ Khánh, phía Diệm sẽ đi “lánh đạn” nơi khác, và lúc đó Tôn Thất Đính sẽ dùng quân lực, dập tắt mọi hành động đảo chính.
Kế hoạch đó của Diệm, tưởng chừng như nắm chắc quyền chủ động. Nhưng thực tế lại khác, Đính và Khánh đã bị Mỹ mua chuộc để cùng tham gia vào âm mưu đảo chính.
Khi cuộc đảo chính mới bắt đầu, phía Diệm vẫn tin là kế hoạch toan tính lúc đầu đang được tiến hành, nhưng dần về sau mới biết là mọi việc đã nằm trong tầm kiểm soát của Mỹ.
[13] Dinh Gia Long tuy không kiên cố, hiện đại bằng dinh Độc Lập, nhưng vì nó đã được Nhu cho thiết kế một đường hầm bí mật từ dinh thông ra ngoài. Do có phòng bị trước nên Diệm, Nhu chọn nơi này để ở.
[14] Một doanh nhân người Hoa, nằm trong tổ chức buôn lậu thuốc phiện của Diệm - Nhu
[15] Dẫn theo Cái chết của những ông vua thời chiến tranh lạnh – Vụ ám sát Ngô Đình Diệm & J.F.Kennedy, Bradley S.O’Leary & Edward Lee, sđd t.67