6 tháng 1, 2012

PHAN ANH VIẾT "KHẢO CỨU VỀ CHẾ ĐỘ CHÍNH TRỊ" (*)

                                                                                      Vũ Đình Hòe
Dân chủ và Hiến pháp qua cuộc thử lửa
Phan Anhviết trong bài Lập hiến rằng cuộc chiến tranh thế giới tuy chưa kết liễu nhưng đã gây cho nhân loại "một sự khủng hoảng khốc liệt" về mọi phương diện. Về mặt kinh tế, chủ nghĩa tự do mậu dịch đã nhường chỗ cho "chủ nghĩa quốc gia tự liệu". Về mặt lý luận thì thuyết "cá nhân" đã bị "tinh thần đoàn thể" nhận chìm. Và về mặt chính trị, lập hiến, chính thể "tự do dân chủ" bị công kích, kịch liệt hơn nhiều so với thời chiến tranh trước, ở các nước dân chủ bại trận đã đành, mà ngay cả ở các nước dân chủ còn kháng chiến, nhiều nhà chính trị và ngôn luận tố cáo những nhược điểm của chính thể ấy. Dư luận rộng rãi kêu ca: Trong thời bình, chính thể dân chủ không bảo đảm kỷ cương xã hội, hiệu lực và hiệu quả cai trị của Nhà nước. Nạn lười biếng, tham nhũng lan tràn, ai cũng coi của công như một cái kho chung cho mọi người vơ vét. Đến khi hữu sự nguy đến vận mệnh quốc gia, Nhà nước vội vàng nhắm mắt phó thác cả cho một Chính phủ có toàn quyền, nhưng tiếc thay, người cầm quyền chưa quen chỉ huy, chưa quen gánh trách nhiệm.
Tuy nhiên giới khoa học có cách nhìn khách quan hơn. Họ nhận thấy những nhược điểm của chế độ dân chủ đương thời, nhưng khẳng định rằng có thể khắc phục được, để vẫn có thể duy trì và "thờ chủ nghĩa dân chủ" mà không bị những cái họa kể trên. Thật ra chế độ dân chủ gắn liền với chế độ lập hiến, lấy chủ quyền quốc dân làm nguồn gốc của quyền lực chính trị, chế độ ấy là thành quả chiến đấu hàng trăm năm của nhân loại chống cường quyền áp bức của vua, chúa, đã bám rễ sâu vào khối óc, trái tim của bao nhiêu thế hệ và đã đem lại cho lịch sử phát triển xã hội loài người nhiều kỳ tích không ai có thể phủ nhận. Có điều là về mặt tổ chức Nhà nước thì chế độ dân chủ, Hiến pháp tùy theo từng nước, do những điều kiện lịch sử, đời sống xã hội và tâm lý dân cư khác nhau, đã được thể hiện bằng nhiều chính thể khác nhau. Đại loại theo Phan Anh, thực tiễn thể nghiệm đến nay cho thấy có ba chính thể đang tồn tại: chính thể đại nghị, chính thể độc tài và chính thể Tổng thống. Thì cái yếu của chế độ dân chủ nói trên, thật ra là cái yếu của chính thể dân chủ đại nghị trong một số nước, tiêu biểu nhất là nước Pháp (Phan Anh, "Chính thể đại nghị", Thanh Nghị số 24). Hiến pháp các nước này buộc Chính phủ tức là Nội các phải chịu trách nhiệm trước Nghị viện, trong khi Nghị viện giữ ưu thế về quyền lực lại nằm trong tay nhiều đảng phái tranh giành quyền lực với nhau. Hiến chính ấy làm cho Nội các (quyền hành chính) yếu quá, bị thay đổi luôn luôn(1) tình hình chính trị không ổn định. Chính phủ nhu nhược, không làm được việc gì lớn có lợi cho đất nước. Nếu chỉ có hai đảng trong Nghị viện như ở Anh thì đảng tranh còn đỡ tác hại, chứ như ở Pháp thì chế độ dân chủ đại nghị (Démocratie parlementaire) đã đẩy nước Pháp đến chỗ lụn bại trong thời khủng hoảng kinh tế rồi sụp đổ thê thảm trong Đại chiến. Trái lại ở Đức, ở Ý cuộc đảng tranh gay gắt đã đưa đến một đảng nổi lên mạnh hơn hết; tiêu diệt các đảng phái khác, lũng đoạn Nghị viện, nắm toàn bộ quyền lực và thực hiện chế độ độc tài của một chính đảng duy nhất, cuối cùng là nền độc tài của một cá nhân (Hitler, Mussolini), lãnh tụ của đảng đó (Phan Anh, Thanh Nghị số 27). Cá nhân này thâu tóm cả quyền hành pháp lẫn quyền lập pháp trong tay mình (kiểu như dưới chế độ Đế chế của Napoléon) nhờ sự tập trung quyền hành tuyệt đối ấy, đất nước đã có thể trở nên hùng mạnh trong một thời gian. Nhưng giá phải trả cũng quá đắt: bao nhiêu xương máu đã phải đổ ra, quyền công dân, quyền con người, nhân phẩm bị chà đạp, các nhóm dân thiểu số bị thủ tiêu, sinh tồn lực củadân tộc bị hao mòn. Phan Anh nhận xét: bánh xe lịch sử tiếp tục quay sau Đại chiến thế giới; chế độ dân chủ được khôi phục, với một chất lượng được cải thiện khác xưa: Chính thể đại nghị không thể tồn tại hoàn toàn theo kiểu cũ nữa - ưu thế của Nghị viện, của lập pháp sẽ giảm bớt đối với Chính phủ, đối với hành pháp; quyền hành của Thủ tướng, hoặc của Tổng thống tăng thêm. Đó là xu hướng hiện nay của Hiếnpháp dân chủ đại nghị.
Phan Anhnêu một trường hợp chính thể Đại nghị đạt đến thành công tốt đẹp. Nước Thổ (Turquie), sau hồi Âu chiến 1914 - 1918 đãđạp đổ chế độ quân chủ chuyên chế, mà theo chính thể Đại nghị như các nước Thái Tây(1). Nhưng trái với những Quốc trưởng đương thời ở các nước này, Thống lĩnh Thổ lúc bấy giờ là Mustapha Kémal có một tư cách đặc biệt. Kỳ thực ông vẫn hành động trong vòng hiến pháp theo nguyên tắc đại nghị. Nhưng ông là người có bản lĩnh cao cường, lại được nhân dân quý mến sâu sắc nên ông đã thi hành được chương trình cải tạo xã hội to lớn, đem nước Thổ nghìn năm tê liệt biến thành một nước Thổ mới có thể chen vai thích cánh với các cường quốc. Công cuộc cải cách làm xong, ông lại giao cho người nối chân ông một Hiến pháp vẹn toàn: Hậu bối có thể thi hành chính thể Đại nghị có kết quả là vì bước đầu khó khăn ông đã vượt qua thắng lợi.
Mặc dầu bộc lộ nhiều nhượcđiểm, chính thể Đại nghị bản chất không phải là xấu. Nên, theo Phan Anh, ta có thể tạm nhận rằng:
1. Chính thể đại nghị có thể rất hay nếu cơ quan hành chính có đủ thế lực mà hành động.
2. Muốn cho cơ quan hành chính có thế lực, tất cần phải có người đương chức lỗi lạc (như ông Clémenceau ở Pháp, ông Kémal ở Thổ), hay nếu không thì phải có một trường hợp đặc biệt như nước Anh là chỉ có hai chính đảng quan trọng lần lượt thay nhau cầm quyền.
3. Ở những nước giàu thịnh, cơ quan hành chính có thể bất lực mà ít hại (trừ đương lúc chiến tranh); trái lại ở những nước suy nhược cần cải tạo, Chính phủ phải có nhiều quyền hành để mưu cuộc sinh tồn của quốc gia.
Về chế độ độc tài, Phan Anh còn viết (Thanh Nghị số 21): "Cũng như các vua chúa đời xưa, những nhà độc tài ngày nay thu trong tay cả quyền hành chính và quyền lập pháp… Nhưng khác vua chúa đời xưa, những nhà độc tài ngày nay đều được dân cử, nghĩa là nguồn gốc quyền lực tuyệt đối của họ không phải do thần quyền mà do dân quyền".
…Trong những nước kể trên, "pháp" - "chính" hợp nhất trong tay một cá nhân. Nhưng có khi hợp nhất trong một cơ quan, một hội đồng. Trong lịch sử nước Pháp, hội đồng độc tài đã từng xuất hiện dưới thời đại cách mạng cuối thế kỉ XVIII, với tên gọi là Convention. Hội đồng này cầm vận mệnh nước Pháp trong một lúc rất khó khăn, và đã đánh dấu trong lịch sử Pháp một kỉ nguyên hùng cường, oanh liệt.
Phan Anh tỏ ra nhiều thiện cảm đối với chính thể Tổng thống. Anh nói:
"Ở những nước theo chính thể đại nghị (chính thể Nghị viện) thì quyền lập pháp lấn quyền hành chính mà do đó chính phủ nhu nhược; ở những nước theo chính thể Độc tài, thì quyền hành chính lấn quyền lập pháp mà vì vậy chính phủ lộng quyền. Tất nhiên ta có thể tưởng tượng ra một chính thể trong đó hai quyền pháp, chính được ngang hàng, dân quyền không bị uy hiếp mà chính phủ cũng đủ thế lực mà đối phó với thời cuộc (…)
Ở hoàn cầu, hiện nay có một vài chính thể gần tới được mức thăng bằng ấy. Ta có thể kể chính thể Tổng thống (gouvernement présidentiel).
Hoa Kỳ là một điển hình của chính thể ấy. Nghị viện, nhất là Hạ nghị viện là một cơ quan đại diện của quốc dân rất xứng đáng, ở mỗi khóa có hai năm nên giữa Nghị viện với quốc dân không bị bức tường thời gian ngăn cách.
Sóng dư luận quốc dân cứ hai năm một lần tràn vào Nghị viện, khiến trong Nghị viện không có sự bế tắc của một làn nước đọng trong sự tiến hóa không ngừng của xã hội. Đó là cái rễ sâu xa của một nền dân chủ chắc chắn. Đặc điểm thứ hai là Hạ nghị viện không thể bị quyền hành chính giải tán được như ở nhiều nước khác. Vì thế mà địa vị của Viện càng công hiệu và vô tư".
Mặt khác thì quyền Tổng thống, quyền hành chính cũng rất mạnh, mạnh hơn ở chính thể đại nghị nhiều. Khác với các nước đại nghị, Tổng thống Hoa Kỳ trực tiếp cầm quyền hànhchính. Giúp việc có mấy vị Bộ trưởng hoàn toàn thuộc quyền Tổng thống, chỉ chịu trách nhiệm với Tổng thống mà thôi. Tổng thống do toàn thể quốc dân bầu lên và luôn trong bốn năm trời nắm chính quyền lại có thể được tái cử. Trên thực tiễn, nhiều vị Tổng thống Hoa Kỳ nhờ thế lớn và vững của mình mà đã cải tạo xã hội khá táo bạo, dựa vào dư luận quốc dân tín nhiệm và ủng hộ mình.
Chính thể Tổng thống có thể có hiệu lực của chính thể Độc tài, mà vẫn toàn vẹn tinh thần dân chủ.Vì có được nhân dân tín nhiệm thì Tổng thống mới mong sau bốn năm được bầu lại (Thanh Nghị số35).
Dân quốc và hiến pháp Trung Hoa
Các bài của Phan Anhviết về nền Dân chủ và về Hiến pháp ở các nước Âu Mỹ giúp nhiều cho nhóm Thanh Nghị và độc giả Thanh Nghị khi suy nghĩ về chế độ chính trị tương lai của nước nhà. Sau cácbài ấy, Phan Anhlại viết một loạt bài về Cách mạng Tân Hợi, Dân quốc và Hiến pháp Trung Hoa, theo tôi hiểu, là có dụng ý gợi cho ta sự cần thiết tham khảo kinh nghiệm của Cách mạng Tân Hợi trong sự nghiệp xây dựng nền tảng chính trị pháp lý của nước Trung Hoa mới.
Mở đầu loạt bài ấy, Phan Anhnhắc mấy nét lịch sử quan trọng:
"Trải mấy nghìn năm, nước Trung Hoa vẫn là một nước theo chế độ quân quyền chuyên chế. Mãi bắt đầu thế kỉ thứ XX này, sau một cuộc chính biến phi thường, chính thể Quân chủ đã sụp hẳn, mà nước Trung Hoa đã thành một nước Cộng hòa dân quốc. Hiến pháp của Trung Hoa cố nhiên chịu rất nhiều ảnh hưởng của tư tưởng chính trị Âu Mỹ. Nhưng một phần lớn dựa vào nề nếp cũ và nhất là căn cứ nào hiện trạng đương thời để cho hợp với dân tình quốc thế".
Chế độ quân chủ Tàu có hai tính cách đáng chú ý mà hình như là tương phản: về phương diện tinh thần và chính trị thì quân quyền rất chuyên chế, nhưng về phương diện kinh tế thì quyền vua rất lỏng và rất ít có can thiệp. Sự chuyên chế của vua ở Trung Quốc thật là tột bực. Lương Khải Siêuđã nhận xét rằng ở Thái Tây quân quyền càng mạnh thì dân quyền càng rộng, mà ở Tàu thì trái lại, quân quyền tăng thì dân quyền giảm. Là bởi vì ở Thái Tây, để diệt quyền của bọn quý tộc thống trị ở địa phương, dựng lên chế độ quân chủ chuyên chế, vua Thái Tây phải dựa vào thế lực của thị phủ, của các nhóm thị dân (bourgs, bourgeois); mà thị phủ giúp vua là vì chính quyền thống nhất có lợi cho sự phát triển thông thương. Quyền của vua bành trướng được là nhờ thị dân nên phải kiêng nể họ.Và trong mầm quân chủ chuyên chế đã phôi thai thế lực của dân. Ở Trung Hoa khác hẳn. Là một dân tộc chuyên nông nghiệp, Tàu không có thị dân, không cócơ quan như thị phủ. Một Thiên tử dựng được cơ đồ thống nhất là nhờ vào tài lực của gia đình, sự khôn khéo để thu phục những quý tộc khác vào bè đảng của mình. Cho nên quân chủ càng mạnh thì quyền của bọn thừa mệnh càng to, mà trái lại dân quyền càng giảm. Trải qua mấy triều Hán, Đường, Tống, Nguyên, Minh, Thanh, chế độ chuyên chế ngày càng khe khắt. Cho đến khi cuộc Cách mạng năm Tân Hợi(1911) bùng lên, dân Trung Hoa nhất đán được thoát ly chế độ chuyên chế, nhưng vốn không có tổ chức, không có quyền lực sẵn, nên lâm vào một cảnh rất bối rối mà ảnh hưởng còn rơi rớt đến giờ.
Chế độ quân chủ Tàu chỉ chuyên chế về mặt tinh thần và chính trị mà thôi; còn về kinh tế thì Chính phủ rất ít can thiệp. Ở bên Thái Tây, như ở Pháp, ngay từ thời đại phong kiến, kỹ nghệ và thương mại đều lập thành đoàn có tổ chức, có quy lệ nhất định, Chính phủ luôn luôn can thiệp; ở nông thôn thì dân số và điền thổ cũng có sổ sách ghi chép phân minh để cho Chính phủ căn cứ vào mà thu thuế. Ở Trung Quốc khác hẳn, bất cứ về nông nghiệp hay công thương, mỗi cá nhân, mỗi gia đình đều hoàn toàn tự do không có ai kiểm soát. Lẽ dĩ nhiên cũng có những đoàn thể, nhưng chỉ là đoàn thể tương trợ mà thôi, còn về nghề nghiệp thì đoàn thể chỉ có tục, chứ không có lệ gì bó buộc.
Nhà nước Trung Hoa vào cuối thế kỉ XIX chuyên chế cực kì về chính trị, nhưng lại bất lực vô cùng về kinh tế. Văn minh Âu Mỹ tràn sang, Nhà nước ấythấy cần phải cải tạo nếu không thì sẽ bị tiêu diệt, ai ai cũng thấy thế. Triều Thanh cũng rất muốn cải tạo. Nhưng chuyên chế và bất lực là hai sự mâu thuẫn. Phải đủ tài lực để xử sự thì mới chuyên chế được, nếu bất lực thì phải đổ mà nhường chỗ cho một chế độ khác!
Chế độ quân chủ Tàu chuyên chế cực kỳ. Tuy nhiên nền quân chủ lâu đời nhất thế giới ấy cũng có vài điểm khả quan và khả thủ mà các nhà cách mạng Trung Hoa đã chú ý khai thác. Đặc điểm thứ nhất là ngoài Hoàng tộc ra, thiên hạ ai ai cũng bình đẳng. Không phân biệt giai cấp, không có hạng người nào được đặc quyền đặc lợi. Muốn tham dự quyền chính bất cứ ở văn ban hay võ ban, ai cũng phải qua kỳ khảo thí, nếu thi đỗ thì một người cùng đinh có thể lên tới chức Tể tướng. Đặc điểm thứ hai, là trong then chốt bộ máy thống trị quân chủ, ở cấp nào cũng có một cơ quan giám sát. Lịch sử đã để lại những cuộc thanh tra bất hủ của những khâm sai như Bao Công. Có khi vua đi vi hành thanh tra, như Vua Càn Long nhà Thanh đã nêu gương chói lọi về nhân chính. Ở triều đình thì có những vị gián quan hay hoặc thần với nhiệm vụ can ngăn vua làm điều trái và đàn hặc lầm lỗi của các quan.
*
Cuộc vận động cách mạng của bác sĩ Tôn Dật Tiên, đánh đổ triều đại Mãn Thanh từ 1886 đến 1911, trải quanhiều bước thăng trầm. Lúc đầu xu hướng cải cách ônhòa thắng thế, với những nhà học giả canh tân Khang Hữu Vi, Lương Khải Siêu nổi tiếng, được Vua Quang Tự trọng dụng. Nhưng bị Thái hậu Từ Hy chống đối nên thấtbại. Tôn Dật Tiên lập Đảng "Hưng Trung Hội", chủ trươngbạo lực, kiên trì vận động phong trào trong nước lập cơsở bí mật ở Quảng Đông, bôn ba hải ngoại, tranh thủ sựủng hộ vật chất, tinh thần của Hoa kiều, sự thanh việncủa Chính phủ và dư luận nước ngoài nhất là ở Mỹ. Vượtnhiều gian khổ và chịu nhiều hy sinh cùng thất bại (mộtđiển hình là cuộc khởi nghĩa ở Lưỡng Quảng, 72 đồngchí lỗi lạc bị giết). Đảng Hưng quốc, rồi đảng Đồng Minh,rồi sau này Đảng Quốc dân Trung Hoa và Tôn Dật Tiênpháttriển hàng ngũ, tổ chức binh lực, tuyên truyền chủ nghĩaTam dân. Nhân năm 1900, quân ngoại quốc chiếm BắcKinh, Thanh triều chạy trốn làm cả nước công phẫn. Tôn viết trong tập tự truyện: Từnăm Canh Tý (1900) cái hỗnnhược của Thanh triều càng rõ, ngoại hoạn càng tỏ… Sĩphu trong nước, trước kia cho cách mệnh là một sự đạinghịch, đáng khinh, đáng trừ, đến nay cũng phải nghĩlại". Cuối cùng, cách mạng thành công (10 - 10 - 1911 TânHợi), sau khi đuổi được quân nhà Thanh ở Vũ Xương vàHán Khẩu đã chiếm lấy Nam Kinh. Ngày 28 - 12 - 1911, đại biểu17 tỉnh tới Nam Kinh, lập Quốc hội, bầu Tôn Văn làmTổng lý lâm thời. Quốc hội chuẩn y một đạo Hiến pháplâm thời, đại để theo chế độ "Tổng thống" kiểu Mỹ. Quyềncủa Tổng lý cũng rộng như quyền của Tổng thống Mỹ:quản xuất quân đội, điều khiển chính quyền, kén chọncác bộ trưởng, các vụ bộ trưởng chỉ chịu trách nhiệm vớiTổng lý chứ không chịu trách nhiệm với Quốc hội. Còn Quốchội thì giữ quyền lập pháp, quyết định ngân sách và ưngchuẩn việc khai chiến hoặc đình chiến.
Tuy Chính phủ quốc dân đã thành lập nhưng Thanh triều vẫn còn ở Bắc Kinh. Một tướng của nhà Thanh là Viên Thế Khải được triều đình cử làm Thừa tướng, thống xuất quân đội, sử xanh coi hắn là "gian hùng", lợi dụng tình thế, một mặt bắt ép Thanh Hoàng (7 tuổi) thoái vị, một mặt lung lạc Chính phủ dân quốc, lấy cớ là liệt cường chỉ đợi cơ hội Nam Bắc phân tranh mà "qua phân" (cắt quả dưa) Trung Quốc. Tôn Văn bằng lòng hợp tác, vì muốn tránh cuộc cốt nhục tương tàn. Quốc hội Nam Kinh tuy không phấn khởi ưng thuận cũng phải bầu Viên Thế Khải làm Tổng lý(15 - 2 - 1912). Vì cớ ấy ta sẽ thấy Hiến pháp lúc đầu phỏng theo chính thể Tổng thống (Tổng lý rất nhiều quyền) sẽ dần dần biến thành chính thểĐại nghị (Tổng lý ít quyền). Ngày 15 - 3 - 1912, Quốc hộilập Hiến pháp mới "Lâm thời ước pháp" với điều cải cách lớn: thực quyền thu vào tay một vị Thủ tướng có trách nhiệm đối với Nghị viện. Viên Thế Khải tiếp tục lộng hành, giở mặt đảo chính, giải tán Nghị viện, bỏ "Lâm thời ước pháp", thay bằng "Tân ước pháp", trong đó Tổng lý có rất nhiều quyền (1914). Sang năm 1915, Viên xưng đế, nhưng toàn quốc phản kháng. Rồi đột nhiên hắn chết (1916), Lê Nguyên Hồng thay Viên làm Tổng lý, giở lại theo "Lâm thời ước pháp" năm 1912. Hiến pháp này áp dụng cho đến năm 1928. Trong thời gian ấy xảy ra nhiều cuộc đảo chính. Cho đến năm 1926, Trương Tác Lâm nắm quyền và tự ý độc tài.
Ở miền Nam mấy tỉnh không phục tùng Bắc Kinh, lập chính phủ độc lập với Hiến pháp riêng. Năm 1917, Tôn Văn lập ở Quảng Đông một Chính phủ nhà binh "Quân Chính phủ" và khởi xướng phong trào "hộ pháp" (bảo hộ Hiến pháp bị bọn đảo chính hủy bỏ). Chính phủ độc lập này sẽ là cái hạt giống của Chính phủ quốc dân Dân quốc Trung Hoa Hiến pháp nền tảng của chính phủ độc lập miền Nam phỏng theo Tam dân chủ nghĩa của Tôn Văn.
*
Năm 1928 cuộc Bắc phạt thành công, Quốc dân Đảng đã hoàn thành nền thống nhất của Trung Quốc. Ngày 10 - 1 năm ấy, một đạo luật căn bản, phác định cách tổ chức Chính phủ dân quốc. Rồi ba năm sau, 1931 một đạo Hiến pháp lâm thời ban hành. Cơ sở của đạo luật này là bản chương trình của Tôn Văn, nhan đề là "Quốc dân kiến quốc đại cương", viết ngày 12 - 4 năm Dân quốc 13 tức 1924. Điều 1 của bản chương trình ấy nêu: "Chương trình kiến thiết Trung Hoa dân quốc của Chính phủ quốc dân sẽ căn cứ vào Tam dân chủ nghĩa" và "Ngũ quyền Hiến pháp của Đảng cách mạng ta".
Chủ nghĩa Tam dân là cơ sở tưtưởng và tinh thần cho Hiến pháp Trung Hoa, tức là đặt ba mục tiêu cho Cách mạng Tân Hợi - cách mạng dân tộc và dân chủ cũng là ba mục tiêu tối cao mà Nhà nước Trung Hoa dân quốc phải theo đuổi đến cùng.
Ba mục tiêu đó là:
- Dân tộc độc lập.
- Dân quyền tự do.
- Dân sinh hạnh phúc.
Về mục tiêu Dân tộc độc lập:
Vào thế kỉ XIX, sau những sai lầm nghiêm trọng của Chính phủ nhà Thanh, hết thất bại trên trường ngoại giao lại thất bại ở chiến trường, liệt cường đã đặt chân vào đất Trung Hoa. Do đó nền độc lập Trung Hoa bị uy hiếp.
Một bất ngờ của sự ngoại hoạn ấy là dân Tàu không những công phẫn với nhà Thanh vì sự suy bại, bất lực của Chính phủ Thanh triều, mà lại coi Mãn Thanh như người ngoại quốc đến xâm chiếm nền độc lập của Trung Hoa. Cả những người cầm đầu phong trào cách mạng cũng quan niệm như vậy, thì là một điều lạ lùng. Chẳng qua họ đã khéo lợi dụng tâm lý bài ngoại và tinh thần quốc gia của dân chúng, hiện đương bồng bột để đả phá Thanh triều đấy thôi!
Tinh thần lo ngoại xâm lại bị kích thích, nhất là từ ngày Viên Thế Khải trót vay tiền của liệt cường nếu phải đem quyền kiểm soát tài chính quốc gia giao cho ngoại quốc. Sự kích thích ấy càng mạnh trong cuộc Nam - Bắc giao tranh. Bắc là phe dựa vào liệt cường, còn Nam là phe dựa vào quốc dân.
Nói về nền độc lập, thì bao nhiêu những hiệp ước bất bình đẳng là tội của Thanh triều. Từ ngày Dân quốc thành lập, tuy Trung Quốc ở trong cảnh hỗn độn, mà không phải nhượng bộ thêm chút nào. Trái lại còn đòi liệt cường hủy bỏ hiệp ước bất bình đẳng.
Hồ Hán Dân, một đồng chí có tín nhiệm của Tôn Văn và là một yếu nhân của Quốc dân Đảng, giải thích khẩu hiệu Độc lập dân tộc không những chỉ là sự giải phóng dân tộc Trung Hoa mà còn là tất cả các dân tộc sống trong bờ cõi Trung Hoa cùng hưởng bình quyền. Hơn thế nữa, khi đã thành công, cách mạng Trung Quốc còn nêu một mục đích cao hơn, là giải phóng cho các dân tộc khác trên thế giới khỏi ách nô lệ nước ngoài.
- Về mục tiêu Dân quyền:
Gần đây, chế độ Đại nghị ở nhiều nước đã quá thiên về bảo đảm dân quyền, mà bởi vậy hạn chế quyền hành của Chính phủ. Tôn Tổng lý nhận thấy nên đã phân biệt "Quyền" và "Năng". "Quyền" thì hoàn toàn thuộc nhân dân, còn "Năng" thì thuộc trong tay Chính phủ. Quyền của dânlà được chọn Chính phủ, nhưng Chính phủ chọn rồi thìhoàn toàn có năng lực mà làm việc.
Một khó khăn lớn cho cách mạng Trung Hoa khi thực hiện mục tiêu dân quyền, là trình độ hiểu biết của dân về tự do còn rất thấp. Và cái ảnh hưởng cách mạng trong một làng nhỏ ở Tàu, nhà văn hiện đại Lỗ Tấn viết, qua lời "phát biểu" của AQ: "Tiếng là đảng cách mệnh đã vào tỉnh, nhưng quy mô cũng chẳng có gì khác xưa. Quan lớn huyện vẫn là nguyên quan, chẳng qua bây giờ gọi là quan gì gì ấy mà cụ Cử cũng làm quan đến chức gì gì ấy... Bấy nhiêu quan tước mới, làng Mùi chẳng ai hiểu. Còn chức lãnh binh thì vẫn là ông Lãnh ngày xưa…Tiếng thế nhưng làng Mùi cũng có thay đổi chút đỉnh. Nghĩa là mấy hôm sau thì dần dần số đem đuôi sam quện vòng quanh lên chóp đầu cũng mỗi ngày một nhiều." (xem AQ chính truyện, Đ.T.M. dịch. Thanh Nghị số 40). Xem đó thì ảnh hưởng cách mệnh vào làng Mùi là chỉ tới cái đuôi sam. Một khẩu hiệu cách mệnh là cắt bỏ đuôi sam, vì đuôi sam là tiêu biểu sự thần phục nhà Thanh. Khẩu hiệu ấy tuy có được thực hành ở làng Mùi, nhưng không được thực hành một cách triệt để: đáng lẽ cắt đi thì họ chỉ đem cuốn lên đầu! Ngoài cái đuôi sam thì họ không hiểu gì về cách mạng cả, thậm chí khẩu hiệu "Tự do" mà họ hiểu ra là "dầu thị" vì tiếng Bắc Kinh chữ tự do và chữ thị du (dầu thị) đọc hơi giống nhau.
Chính vì trình độ văn hóa của nhân dân Trung Hoa như thế, cho nên chương trình của Tôn Văn và Hiến pháp Dân quốc đã đặt ra thời kỳ "Huấn chính"và giao cho Đảng quốc dân làm việc huấn chính ấy.
- Về mục tiêu nâng cao mức Dân sinh:
Một vấn đề "nảy lửa" ở đây cũng như ở các nơi khác. So với các nước khác, thì ở đây nó lại càng gay go hơn. Đại đa số dân Trung Hoa sống bằng nghề nông, mỗi người có một mảnh ruộng nhỏ, lợi tức phân phối có thể gọi là đều trong sự thanh bạch. Tôn Dật Tiên có viết: "Dân Trung Quốckhông thể phân tách ra giai cấp khác nhau; chỉ có một hạng người là hạng nghèo. Có người giàu, có người nghèo. Thật ra phải nói rằng có người nghèo vừa, có người nghèo lắm".
Người giàu tuy "có của", nhưng cũng không "hưởng thụ" hơn người nghèo. Tuy có người làm thợ cày, nhưng thợ cày cũng có một ít ruộng công. Nhà lập pháp Trung Hoa đã đặt luật lệ để bảo thủ địa sản nhỏ. Trong dân lạicó quan niệm khinh trọc phú mà quý hàn nho. Với tinh thần khinh vật chất như vậy, người ta không gay gắt ganh đua để làm giàu mà dễ dàng thủ phận an bần.
Cái quan niệm nhân sinh ấy đã sứt mẻ từ ngày nước Tàu tiếp xúc với văn minh vật chất Âu Mỹ, cái bùa hạnh phúc thanh bần ngày càng mất thiêng, trong khi sức tư bản tràn vào phá mức thăng bằng phân phối của nền kinh tế tiểu nông ngàn xưa.
Căn cứ vào tình hình trên, Tôn Văn đề ra ý kiến như sau về chủ nghĩa dân sinh của Cách mạng Trung Quốc:
1. Làm giàu cho nước phải lấy tiêu thụ làm chuẩn đích. Thí dụ, sản xuất thuốc phiện, rượu tuy nhiều lợi tức cho nước nhưng chỉ có hại cho dân chúng; không nên sản xuất chiến cụ và các xa xỉ phẩm,…
2. Muốn tránh khỏi họa giai cấp đấu tranh tiêu diệt nhau, thì quốc gia phải trực tiếp quản đốc các ngành kinh tế. Tôn có ý giải quyết vấn đề nhân sinh bằng chủ nghĩa kinh tế quốc quyền (Economie étatiste), nên có nhiều người bảo rằng tiên sinh có xu hướng theo chính sách kinh tế của Liên Xô. Vì vậy để trấn an dư luận, Tôn và Ioffé(1) cùng ký vào một tờ tuyên bố chung với báo chí: "Bác sĩ Tôn Văn nghĩ rằng chính thể cộng sản không thể thi hành ở Trung Quốc, ông Ioffé cũng đồng ý như vậy, và tin rằng đối với Trung Quốc, vấn đề khẩn cấp và quan trọng nhất là gây dựng nền độc lập và thống nhất quốc gia. Muốn tới kết quả ấy ông Ioffé hứa với bác sĩ Tôn Văn rằng Trung Quốc có thể tin cậy vào sự giúp đỡ của Chính phủ Nga".
Hai năm sau (1925), Tôn Văn mất ở Bắc Kinh, để lại di chúc, trong đó có nói:
"Tôi tận tụy với Cách mạng quốc dân trong 40 năm, mục đích là cầu cho dân Trung Hoa được tự do bình đẳng. Tôi tin rằng muốn đạt được mục đích ấy, thì phải liên hiệp với những nước đãi dân tộc ta lấy bình đẳng mà cùng nhau phấn đấu".
Năm quyền Hiến pháp:
Dựa vào nguyên tắc lớn phân quyền của các Hiến pháp Tây phương, xuất xứ của cuộc cách mạng dân chủ, Hiến pháp Trung Hoa sáng tạo thêm và đặt ra năm thứ tự quyền ngang nhau: quyền Hành chính, quyền Lập pháp, quyền Tư pháp, quyền Giám sát và quyền Khảo thí, giao cho năm viện độc lập. Nét độc đáo của Hiến Pháp Trung Hoa là có hai quyền Giám sát và Khảo thí, rút từ kinh nghiệm cổ truyền của chế độ quân chủ Trung Quốc trong tổ chức bộ máy Nhà nước, đã được Cách mạng Tân Hợi và Tôn Văn đánh giá cao.
Trong lịch sử Trung Quốc, cơ quan giám sát có đã lâu, ngay từ đời Chu đã có chức Ngự sử. Cơ quan Ngự sử là Ngự sử đài, đến triều Minh đổi tên là Đô sát viện. Thể chế này có tiếng trong sử xanh. Lấy một thí dụ: Tấn Vũ đế là Tư Mã Viêm sáng lập ra nhà Tây Tấn, là một ông vua có tài có công lớn, nhưng cuối đời lại đam mê sắc dục mà mặc chính quyền cho Quốc trượng là Dương Tuấn. Một hôm tết, lúc vua vừa tế Nam Giao xong, nhân hỏi Ngự sử Lưu Nghị rằng: "Kể trong các đế vương nhà Hán thì ta giống vị nào?". Lưu Nghị tâu: "Bệ hạ giống vua Hoàn,vua Linh" (là hai ông vua có tiếng xấu). Vũ đế giật mìnhhỏi: "Đến nỗi thế ư?". Lưu Nghị nói tiếp: "Vua Hoàn, vuaLinh bán quan tước để lấy tiền vào kho Nhà nước, cònbệ hạ bán quan tước để lấy tiền làm tư phí, vậy thì bệhạ lại còn tệ hơn Hoàn và Linh". Vua cả cười nói rằng: "Nhưng ta hơn Hoàn, Linh là không có bầy tôi nói thẳngnhư ngươi".
Chế độ thi cử ngày xưa có hai tính cách đáng chú ý. Một là rất long trọng, uy nghiêm. Hai là bình đẳng,không phân biệt giai cấp sang hèn. Tổ chức trọng thểcác cuộc khảo thí, tuyên dương sĩ tử đỗ đạt một cách huyhoàng, có tác dụng lớn lao tuyên truyền cho tinh thầnthượng sĩ, khiến dân gian tôn ngưỡng nhà nho, đạo lý Khổng Mạnh, tài năng trí tuệ. Mặt đó là tốt. Nhưng có mặt khônghay: nó gây óc cử nghiệp, khép tâm trí kẻ sĩ vào mộtkhuôn khổ chật hẹp, rất có hại cho văn hóa, cho tư tưởng.Tuy nhiên chế độ khoa cử xưa có đặc tính hay, nay lạicàng hay, rất hợp với chế độ dân chủ là: tinh thần bìnhđẳng trong sự kén chọn nhân tài. Tôn Văn đã ngợi canó hết lời trong bài diễn văn về ngũ quyền hiến pháp:"Nước Anh thi hành chế độ khảo thí rất sớm, nước Mỹmới theo chế độ ấy hai mươi năm nay. Chế độ khảo thí của nước Anh là học chế độ khảo thí của nước ta. Chế độkhảo thí của Trung Quốc là hay nhất trong thế giới, vì các nướckhác cũng chỉ là bắt chước nước Anh". (xem Thanh Nghị số 74, tr.7)…
________________________________________
(*) Trích Hồi ký Thanh Nghị, VũĐình Hoè, NXB VH, 1997.
(1)Ở Pháp, từ năm 1919 đến 1939 có tới 40 lần thay đổi nội các.
(1) Một danh từ phổ biến dùng trước 1945 chỉ các nước Âu Mỹ.
(1) Ioffé và Borodine là những chính khách Nga lúc ấy làm việc ở Quảng Đông.