20 tháng 2, 2012

TÁC ĐỘNG CHIẾN LƯỢC QUÂN SỰ MỚI CỦA MỸ ĐỐI VỚI KHU VỰC VÀ TOÀN CẦU

                                                                   Subhash Kapila S

Tạp chí Quốc phòng của Mỹ ngày 1/2 đăng bài phân tích về “Tác động của Chiến lược quân sự mới của Mỹ đối với toàn cầu và khu vực’’ của Tiến sĩ Subhash Kapila, nhà phân tích các vấn đề chiến lược và quan hệ quốc tế thuộc Tập đoàn Phân tích Nam Á của Ấn Độ, trong đó cho biết ngày 5/1, tại Lầu Năm Góc, Tổng thống Mỹ Barack Obama công bố Chiến lược quân sự mới với nhan đề: “Duy trì sự lãnh đạo toàn cầu của Mỹ: Những ưu tiên cho quốc phòng thế kỷ 21″.
Chiến lược quân sự 2012 của Mỹ được coi là tài liệu chiến lược chi tiết trong thế kỷ 21 ra đời sau tài liệu đánh giá các thách thức chiến lược toàn cầu đang nổi lên thách thức vai trò lãnh đạo toàn cầu và siêu cường quân sự của Mỹ. Nó cũng được coi như một chính sách giải thích chiến lược mặc dù Mỹ áp dụng các biện pháp cắt giảm chi phí quân sự và tái cơ cấu lực lượng. Các nhân tố chính để Mỹ đề ra Chiến lược quân sự mới gồm:
- Trung Quốc và Iran trở thành “mối quan tâm chiến lược” của Mỹ trong năm 2012;
- Môi trường chiến lược đang thay đổi nhanh chóng ở châu Á-Thái Bình Dương và Trung Đông;
- Lực lượng Mỹ rút khỏi Irắc và thành công của Mỹ ở Ápganixtan cho phép Mỹ xem xét lại sức mạnh quân sự;
- Quốc hội Mỹ yêu cầu Chính phủ cắt giảm ngân sách quốc phòng 487 tỷ USD trong 10 năm tới.
Thực tế, Mỹ đang ở thời điểm bước ngoặt chiến lược năm 2012, do đó Mỹ cần có một tài liệu chiến lược chi tiết để chỉ đạo mọi hoạt động. Tài liệu đã chỉ ra các thách thức chiến lược của Mỹ trong năm 2012 và những năm tiếp theo như sau:
- Sự phát triển của các cường quốc mới ở châu Á, trong đó chủ yếu ám chỉ Trung Quốc;
- Những thay đổi lớn liên tiểp xảy ra ở Trung Đông;
- Các hoạt động gây mất ổn định của một số nước như Iran và Bắc Triều Tiên;
- Tình trạng phổ biến các loại nhiên liệu và vũ khí hủy diệt hàng loạt;
- Chủ nghĩa cực đoan bạo lực tiếp tục là mối đe dọa của Mỹ.
Suy cho cùng, mối đe dọa chiến lược hiện nay của Mỹ là Trung Quốc và Iran. Trung Quốc không hề che giấu các mối quan tâm chiến lược của họ để thách thức sức mạnh toàn cầu duy nhất của Mỹ. Trung Quốc đã tận dụng khoảng trống chiến lược được tạo nên trong thập kỷ qua ở châu Á-Thái Bình Dương khi Mỹ bị cuốn vào hai cuộc chiến tranh Irắc và Ápganixtan. Mỹ bắt đầu triển khai tiến trình điều chỉnh sự mất cân bằng chiến lược ở châu Á-Thái Bình Dương và khẳng định trong Chiến lược rằng Mỹ có ý định hành động mạnh mẽ hơn nữa, Bên cạnh đó, Iran hiện đang nổi lên như một cường quốc khu vực ở Trung Đông bất chấp các nỗ lực ngăn chặn của Mỹ và các nước đồng minh châu Âu. Iran cần được coi là một nhà nước có vũ khí hạt nhân, tuy khả năng sở hữu vũ khí hạt nhân của Iran có thể mới ở giai đoạn đầu. Cả Trung Quốc và Iran đã và đang tạo nện sức mạnh chiến lược thù địch chống Mỹ và các nước đồng minh khu vực của Mỹ, đồng thời có ý định xóa bỏ sự vượt trội chiến lược của Mỹ trên toàn cầu. Vì vậy, để đạt được mục tiêu chiến lược “Duy trì sự lãnh đạo toàn cầu của Mỹ” trong thế kỷ 21, Mỹ phải vô hiệu hóa mối đe dọa của Trung Quốc và Iran.
Trên cơ sở phân tích các tuyên bố của Bộ trưởng Quốc phòng và các quan chức quân sự cấp cao khác của Mỹ, các chuyên gia cho rằng lựa chọn chiến lược hiện nay của Mỹ là: do cắt giảm lớn về quy mô lực lượng tác chiến của Lục quân và Lính thủy đánh bộ, Lầu Năm Góc đang từ bỏ kiểu Cơ cấu tổ chức lực lượng tác chiến và đánh thắng 2 cuộc chiến tranh lớn cùng một lúc. Nhận thấy điều này có thể gây hiểu lầm rộng rãi, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ cho biết Mỹ sẽ duy trì khả năng tiến hành một số cuộc chiến tranh cùng một lúc. Để nhấn mạnh vấn đề, ông ta khẳng định Mỹ sẽ không chống lại các mối đe dọa đã từng tồn tại trong kỷ nguyên Chiên tranh Lạnh mà tổ chức lực lượng để tác chiến và đánh thắng các thách thức trong thế kỷ 21. Chương trình cắt giảm quy mô lực lượng của Lính thủy đánh bộ và Lục quân Mỹ cho thấy Mỹ sẽ không duy trì quy mô lực lượng lớn và các chiến dịch ổn định lâu dài trên các chiến trường như Irắc và Ápganixtan. Nhưng điều đó không có nghĩa Mỹ sẽ cắt giảm gần như toàn bộ quy mô lực lượng Lính thủy đánh bộ và Lục quân. Mục đích cắt giảm quy mô lực lượng này của Mỹ nhằm nâng cao sức mạnh và khả năng tác chiến của các đơn vị.
Các chiến lược quân sự trong tương lai của Mỹ sẽ lệ thuộc vào việc sử dụng sức mạnh tổng hợp của lực lượng Không quân, Hải quân và Lực lượng đặc nhiệm của quân đội Mỹ. Do đó, các lực lượng này không những không bị cắt giảm mà có thể còn được đầu tư lớn hơn nữa. Theo phương hướng này, Mỹ bắt đầu thúc đẩy và hoàn thiện “Học thuyết tác chiến trên không-trên biển” để thay thế “Học thuyết tác chiến trên bộ-trên biển” của Mỹ đang được NATO áp dụng. Để thực hiện chiến lược, Mỹ âm mưu dựa vào các nước đồng minh khu vực, đồng thời thúc đẩy và xây dựng các mối quan hệ đối tác chiến lược mới để thay thế lực lượng Mỹ trên tất cả các chiến trường, về những thay đổi chiến lược khu vực, Chiến lược quân sự mới của Mỹ đề ra những ưu tiên chiến lược dưới đây:
- Tăng cường sự hiện diện quân sự, các khả năng nâng cao sưc mạnh tác chiến và sức mạnh ngăn chặn ở châu Á-Thái Bình Dương;
- Chú trọng duy trì sự hiện diện và các khả năng quân sự của Mỹ ở
Trung Đông rộng lớn hơn;
- Cắt giảm và bố trí lại lực lượng quân sự ở châu Âu và khẳng định NATO tiếp tục là một “Liên minh hạt nhân” chừng nào các loại vũ khí hạt nhân còn tồn tại trên toàn cầu.
Nhưng Chiến lược quân sự năm 2012 của Mỹ có những tác động toàn cầu. Trước hết, cắt giảm quy mô lực lượng và những thay đổi chiến lược khu vực dẫn đến tư tưởng cho rằng Mỹ không còn khả năng duy trì vai trò lãnh đạo cũng như sức mạnh quân sự vượt trội trên toàn cầu. Nằm cường quốc: Anh, Pháp, Đức, Nhật Bản và Ấn Độ đều nằm trong mối quan
hệ đối tác chiến lược ngày càng phát triển với Mỹ. Do đó, 5 cường quốc này không phải là mối đe dọa chiến lược đối với Mỹ. Với Nga, mặc dù đang khôi phục chiến lược nhưng Nga không có ý định và cũng chưa có đủ khả năng để thách thức sự lãnh đạo toàn cầu của Mỹ như trong kỷ nguyên Chiến tranh Lạnh. Trung Quốc, cường quốc duy nhất có chương trình hiện  đại hóa quân sự chiến lược và sức mạnh chiến lược, đang có ý định thách thức vị thế bá chủ thế giới của Mỹ và tìm cách buộc Mỹ rút khỏi Đông Á. Do vậy Chiến lược quân sự mới của Mỹ không những có tác động toàn cầu mà còn ảnh hưởng đến sự lãnh đạo toàn cầu và sức mạnh quân sự vượt trội của Mỹ.
Bên cạnh đó, Chiến lược quân sự 2012 của Mỹ cũng gây nên những tác động khu vực, trong đó đặc biệt đối với châu Á-Thái Bình Dương và Trung Đông. Chiến lược này thể hiện rõ Mỹ có ý định tăng cường quy mô lực lượng, các khả năng nâng cao sức mạnh tác chiến và ngăn chặn ở châu Á-Thái Bình Dương. Do đó, cuộc đối đầu chiến lược giữa Mỹ và Trung Quốc ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương sẽ ngày càng trở nên quyết liệt trong thế kỷ 21. Mặc dù chưa xuất hiện một cuộc xung đột vũ trang toàn diện nhưng một cuộc chiến tranh lạnh mang tính chiến lược sẽ xảy ra. Trung Quốc có thể đẩy mạnh chiến lược chính sách bên miệng hố chiến tranh truyền thống ở châu Á-Thái Bình Dương, đặc biệt ở Biển Đông. Nhưng thực tế, Trung Quốc không có nhiều đồng minh tự nhiên ở châu Á- Thái Bình Dương, ngoài Bắc Triều Tiên và Pakixtan. Trong khi đó, Mỹ xem xét lại và tăng thêm sức mạnh mới cho cơ cấu an ninh ở châu Á-Thái Bình Dương, ngoài việc thúc đẩy quan hệ với Việt Nam và Mianma. Tại Trung Đông, mặc dù không tăng cường sức mạnh quân sự như đã khẳng định, nhưng Mỹ tuyên bố sẽ tiếp tục duy trì quy mô lực lượng quân sự hiện nay trong khu vực. Nên nhớ, ở Trung Đông, bất chấp Thổ Nhĩ Kỳ và Arập Xêút giảm bớt mối quan hệ chiến lược của họ với Mỹ, các nước đồng minh châu Âu thường xuyên ở đó để lấp đầy khoảng trống quân sự. Ixraen sẽ tiếp tục là chỗ dựa vững chắc cho sức mạnh quân sự của Mỹ ở Trung Đông. Nhưng vấn đề- cần lưu ý lá, các cường quốc khu vực khác ở châu Á-Thái Bình Dương và Trung Đông sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi cuộc đối đầu giữa Mỹ với Trung Quốc và Iran. Thực tế, Trung Quốc đã sử dụng Iran như một mũi nhọn phản chiến lược chống Mỹ ở châu Á-Thái Bình Dương và Trung Đông.
Tóm lại, tất cả các đánh giá chiến lược sẽ sai lầm nếu cho rằng cả giảm ngân sách quốc phòng và quy mô lực lượng sẽ làm giảm vị thế là nước lãnh đạo toàn cầu và làm mất vị thế siêu cường quân sự của Mỹ. Sức mạnh toàn cầu của Mỹ chắc chắn không giảm. Mặc dù không chính thức và thông qua các phương tiện truyền thông, hiện nay Trung Quốc đang đặt câu hỏi làm sao Mỹ có thể duy trì vai trò lãnh đạo toàn cầu bằng một nên kinh tế yếu kém? Câu trả lời nằm trong thực tế ở châu Á-Thái Bình Dương, hiện nay nhiều nước đang hợp tác với Mỹ vì nhận thấy mối đe dọa của Trung quốc. Trung Quốc không thể bảo đảm chiến lược hoặc kinh tế cho các nước này, trong khi sự hiện diện quân sự của Mỹ ở khu vực là có thể.
***
TTXVN (Niu Đêli 10/2)
Thế giới đang thay đổi nhanh chóng với sự chuyển dịch cán cân quyền lực giữa Mỹ và Trung Quốc. Ấn Độ phản ứng như thế nào trước sự thay đổi này ? Theo nhà phân tích chính trị cao cấp Ấn Độ  C. Raja Mohan,Niu Đêli đang “ngủ yên” chẳng phán ứng gì Trong bài bình luận trên tờ “India Express ”, ông C. Raja Mohan viết về vấn đẽ này như sau:
Sau Khi Tổng thống Mỹ Barack Obama công bố “Chiến lược quân sự mới” báo chí Ấn Độ đã đăng nhiều bài có tiêu đề với nội dung như “Trung Quốc là mối đe dọa và Ấn Độ là một đối tác”. Cách đặt vấn đề đơn giản như vậy đã che giấu sự phức tạp của vấn đề. Trên thực tế chiến lược quốc phòng mới của Oasinhtơn phản ánh một sự thay đổi lớn về cấu trúc trong môi trường bên ngoài Ấn Độ. Xét về bản chất, chiến lược quốc phòng mới của Chính quyền Obama cho thấy sự suy giảm ảnh hưởng của Mỹ dường như không thể đảo ngược và sự nổi lên của Trung Quốc là không thể ngăn cản được.
Bề ngoài, khái niệm của Mỹ về tam giác chiến lược này không phải là mới. Trong thực tế, giới bình luận chính trị tại cả Mỹ và Ấn Độ đều cần sáng kiến hạt nhân dân sự năm 2005 của cựu Tổng thống Mỹ G. Bush một phần của nỗ lực mang tính chiến lược nhằm thúc đẩy Ấn Độ như một đối trọng tiềm năng với Trung Quôc.
Sáng kiến trên đã dẫn tới việc các đảng cánh tả đã rút ra khỏi liên minh trong chính phủ của Liên minh Tiến bộ Thống nhất cầm quyền nhiệm kỳ đầu (UPA-1), do đảng Quốc đại lãnh đạo, và cũng đã kết thúc giai đoạn bị cô lập kéo dài trong lĩnh vực hạt nhân của Ấn Độ như một cuộc thử thách địa chính trị.
Trong khi đó, Bắc Kinh đã nghi ngờ Ấn Độ đang vạch chiến lược ngăn chặn do Mỹ đứng đầu chống lại Trung Quốc, và cố gắng ngăn chặn việc thông qua sáng kiến hạt nhân dân sự trong nhóm cung cấp hạt nhân (NSG) năm 2008. Tuy nhiên, khi không thể làm được điều đó, Bắc Kinh đã tuyên bố ký một thỏa thuận hạt nhân với Pakixtan tương tự như thỏa thuận hạt nhân mà Mỹ đã ký với Ấn Độ.
Các cuộc tranh luận về hạt nhân của Ấn Độ giai đoạn 2005 đến 2008, có thể được coi là cuộc tranh cãi về chính sách đối ngoại “quyết liệt” nhất tại Niu Đêli kể từ thất bại của Trung Quốc năm 1962, đã cho thấy 3 yếu tô quan trọng về thế giới quan của Ấn Độ.
Một là’“sự ngờ vực” sâu sắc đối với Mỹ trong tất cả các chính đảng ở Ẩn Độ. Tại đó, Đảng Cộng sản Mácxít Ấn Độ (CPM) và Đảng Nhân dân Ấn Độ (BJP) đã cùng nhau “hợp tác” để chống lại một thỏa thuận mà Chính phủ Ấn Độ ủng hộ nhằm thắt chặt quan hệ hợp tác mạnh mẽ với Mỹ.
Hai là về những tác động chính trị trong nước của việc tiến gần hơn tới Oasinhtơn, trong đó, Đảng Quốc đại tỏ ra mơ hồ về sáng kiến hạt nhân của Thủ tướng M. Singh, do dự trong việc gạt bỏ CPM và xa lánh các khối cử tri khác.
Ba là những nỗi lo sợ cố hữu về sức mạnh của Mỹ, việc lặp lại cơn ác mộng trong cuộc tranh luận ở Ấn Độ về chương trình vũ khí chiến lược và Niu Đêli bắt đầu phụ thuộc vào Oasinhtơn.
Mặc dù sáng kiến hạt nhân cuối cùng đã được ký kết, sự e ngại của Ấn Độ về sức mạnh của Mỹ vẫn không biến mất. Điều này được phản ảnh bởi sự mâu thuẫn tiếp diễn trong tư tưởng ở Niu Đêli, đặc biệt trong Bộ Quốc phòng, về vấn đề tăng cường hợp tác an ninh và quốc phòng với Oasinhtơn.
Trong khi cách nói của Ấn Độ không thay đổi thì thế giới đã đổi khác trong những năm gần đây. Khi Thủ tướng M. Singh và cựu Tổng thống Mỹ G. Bush tuyên bố thỏa thuận hạt nhân năm 2005, nước Mỹ đang ở đỉnh cao của “một thế giới đơn cực”.
Cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 đã bao trùm nước Mỹ, nhanh chóng làm thay đổi sự thịnh vượng của họ. Quyết định cắt giảm gần 500 tỷ USD của Chính quyền Obama trong ngân sách chi tiêu quốc phòng trong thập kỷ tới là sự nhượng bộ trước thực trạng kinh tế Mỹ hiện nay.
Nếu Quốc hội Mỹ không đảo ngược kế hoạch của Nhà Trắng về cắt giảm thâm hụt ngân sách thì việc giảm chi phí quốc phòng thêm 500 tỷ USD sẽ được thực thi một cách tự động vào năm tới.
Tổng thống Mỹ Obama thông báo với người dân Mỹ về chiến lược quốc phòng mới của chính phủ, “chúng ta phải cải cách chính sách tài chính của nước Mỹ trong khuôn khổ và khôi phục sức mạnh của nền kinh tế về lâu dài”. Kể từ khi lên làm Tổng thống năm 2009, Tổng thống Obama đã cho rằng việc xây dựng nền kinh tế Mỹ phải được ưu tiên hơn những ý tưởng “hão huyền” về các cách tái cấu trúc nền kinh tế đã bị thất bại tại các nước trên thế giới.
Tổng thống Obama đã kết thúc sự chiếm đóng Irắc và sẽ kiên quyết rút lực lượng quân sự của Mỹ tại Ápganixtan năm 2012, và Quân đội Mỹ sẽ kết thúc vai trò tại nước này vào năm 2014.
Nói một cách đơn giản, thời đại “phiêu lưu” quân sự của Mỹ đã qua. Trong khi nước Mỹ vẫn sẽ duy trì sức mạnh quân sự hàng đầu thế giới, ông Obama đã ra lệnh cắt giảm lực lượng quân đội Mỹ, giảm bớt các tham vọng địa chính trị, và giảm các sứ mệnh quân sự mà Mỹ có thể thực hiện ở bất kỳ thời điểm nào.
Trong khi Lầu Năm Góc chuẩn bị cho một thời đại “thắt lưng buộc bụng”, những ưu tiên trong chính sách của Chính quyền Obama là giảm sự hiện diện quân sự của Mỹ tại châu Âu, tránh các cuộc chiến tranh rất tốn kém như chiến tranh tại Irắc và Ápganixtan, điều chỉnh chiến lược quay trở lai châu Á – Thái Bình Dương nhằm đối phó với sự trỗi dậy của Trung Quốc.
Nếu nước Mỹ đã coi thường những thách thức từ Trung Quốc tại thời kỳ đỉnh cao sức mạnh của Mỹ trong thập kỷ qua, thì hiện nay, Oasinhtơn đang phải “vật lộn” điều chỉnh chiến lược để đối phó với việc Bắc Kinh gia tăng sức mạnh quân sự tại châu Á ở thời điểm nước Mỹ đang trong thời kỳ “yếu kém nhất” kể từ cuộc Chiến tranh thế giới thứ Hai.
Các cuộc tranh luận nội bộ tại Oasinhtơn và Bắc Kinh là về cùng một chủ đề – cán cân quyền lực đang thay đổi nhanh chóng tại châu Á giữa Mỹ và Trung Quốc. Trong khi tại Oasinhtơn và Bắc Kinh người ta đang tranh luận mạnh mẽ và sâu sắc về ý nghĩa của sự chuyển dịch quyền lực này đối với các chiến lược quốc gia của nước họ, phần lớn các nhà hoạch định chính sách tại Niu Đêli hoặc không nhận thức được “hoàn cảnh thuận lợi” hay hoàn toàn không muốn đối mặt với các tác động của sự suy giảm ảnh hưởng của Mỹ và sự trỗi dậy của Trung Quốc.
Giới tinh hoa Ấn Độ vốn cảm thấy rất dễ chịu với sự lãnh đạo của Mỹ sẽ sớm nhận ra sự suy yếu của Mỹ có thể gây ảnh hướng lớn hơn đến an ninh của mình. Niu Đêli cũng có thời gian dài ảo tưởng về sự ngang bằng nào đó với Trung Quốc.
Quả thực, Ấn Độ đã ngang bằng với Trung Quốc trong những năm 1990. Tuy nhiên, kể từ đó, Trung Quốc đã nhanh chóng vượt Ấn Độ trong tất cả các tiêu chí sức mạnh quốc gia trong hai thập kỷ qua.
Sự suy giảm của Mỹ, sự nổi lên của Trung Quốc và cán cân quyền lực đang thay đổi giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ tác động tới tất cả các khía cạnh an ninh quốc gia của Ấn Độ trong những năm sắp tới. Liệu Oasinhtơn hung hăng có thể tiến hành một cuộc chiến tranh lạnh mới với Bắc Kinh hay sẽ thu mình lại để làm cho Trung Quốc hài lòng, Ấn Độ sẽ cảm thấy bất an sâu sắc về chiến lược.

Tuy nhiên, vấn đề là ai, cái gì có thể đánh thức giấc ngủ của “Kumbhakarna” (nhân vật khổng lồ huyền thoại trong sử thi Ramayana của Ấn Độ cổ được mô tả có giấc ngủ say ghê gớm và chí thức giấc khi có 1.000 con voi đi qua đẫm lên) ở Niu Đêli?./.