29 tháng 12, 2011

LỢI ÍCH DÂN TỘC CỦA TRUNG QUỐC LÀ GÌ? TRONG LỊCH SỬ VÀ HIỆN TẠI, TRUNG QUỐC ĐÃ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ ĐÓ VỚI CÁC NƯỚC XUNG QUANH VÀ NƯỚC LỚN NHƯ THẾ NÀO?

                                                                              Dương Danh Dy

Một bạn trẻ đã gửi thư nhờ tôi giải đáp câu hỏi trên. Tôi không phải là nhà lịch sử nên đã chần chừ chưa dám.
Tuy vậy vì thấy đây là một vấn đề mà bất cứ ai quan tâm đến tình hình Trung Quốc đều không thể bỏ qua nên tôi mạnh dạn nói ra mấy suy ngẫm của mình .Nếu có điều gì sơ suất rất mong được thông cảm và lưọng thứ.

                                                                          *         *

                                                                              *
Để trả lời câu hỏi này trước hết cần làm rõ vấn đề: Trung Quốc đã quan niệm về lợi ích dân tộc lớn nhất(ngưòi viếtmạn phép thêm hai chữ “lớn nhất” vào để làm nổi bật trọng tâm vấn đề) và những biến thiên chủ yếu của quan niệm này qua các thời đại lịch sử là như thế nào?
Căn cứ vào sự hiểu biết còn rất nông cạn về đất nước đã có mấy ngàn năm lịch sử đó, người viết thấy:
     1. Từ lúc mới dựng nước cho đến khi kết thúc chế độ phong kiến, quan niệm về lợi ích dân tộc lớn nhất của Trung Quốc đã thể hiện rất rõ trong vấn đề không ngừng bành trướng, xâm chiếm lãnh thổ các nước xung quanh và duy trì uy thế của “thiên triều” đối với họ.
         Mọi ngưòi đều biết khi bắt đầu dựng nước, Trung Quốc lúc đó chỉ gồm vùng đất gồm một phần tỉnh Thiểm Tây, Hà Bắc, Sơn Tây.. tại vùng trung du sông Hoàng Hà, có diện tích bước đầu theo người viết phỏng đoán, trải qua mấy đời Hạ, Thương kéo dài năm bẩy trăm năm cũng chỉ được khoảng mấy trăm ngàn km2, nhưng sau đó, qua các thời Xuân Thu, Chiến Quốc qua các cuộc lợi dụng danh nghĩa phò “thiên tử nhà Chu” và nhiều lý do khác,  “ngũ bá” và mấy nước lớn khác đã không ngừng mở rộng lãnh thổ được “phân phong” từ trước bằng cách chinh phục, sáp nhập hàng trăm nước nhỏ khác vào lãnh thổ của mình thành 7 nuớc lớn. Sau khi Tần Thuỷ Hoàng diệt 6 nước, lãnh thổ Trung Quốc đã mở rộng lên nhiều lần . Tuy vậy đến thời đó 3 tỉnh đông bắc (Liêu Ninh, Cát Lâm, Hắc Long Giang) Trung Quốc, vùng Nội, Ngoại Mông, vùng Lan Châu, Tân Cưong, Tây Tạng, Quí Châu, Vân Nam hiện nay vẫn chưa thuộc về Trung Quốc. Nhà Mãn Thanh chiến thắng nhà Minh vào thống trị Trung Nguyên đã mang theo 3 tỉnh đông bắc về cho Trung Quốc rồi trải qua sự bành trướng xâm chiếm lãnh thổ của nhiều đời vua mới lấy được Quí châu, Vân Nam…, để đến đời Càn Long, sau khi chiếm Tân Cương, buộc Tây Tạng thần phục thiên triều.. diện tích Trung Quốc mới rộng lớn và ổn định ở mức 9,6 triệu km2, đứng thứ ba trên thế giới như ngày nay. Thế nhưng trong thời gian lịch sử tưong đối dài này,  theo tư liệu của Trung Quốc thì:
-Vùng đông bắc Hắc Long Giang, vùng ngoại Hưng An Lĩnh, đảo Sakhalin và vùng ven bờ biển Nga tại đó, với tổng diện tích là 1,5 triệu km2vốn là lãnh thổ của Trung Quốc đã là lãnh thổ thuộc Nga. Ngoài ra còn 800.000km2 lãnh hải của Trung Quốc trên vùng biển Nhật Bản cũng rơi vào tay ngưòi Nga từ thời Sa hoàng.
-Nước Cộng hoà Mông Cổ vốn là Ngoại Mông với diện tích 2 triệu km2 vốn thuộc Trung Quốc do Sa hoàng xúi giục đã tách ra thành một nước độc lập.
-Vùng nam Tây Tạng diện tích 90.000 km2, vùng cao nguyên bắc Tây Tạng diện tích 30.000 km2 đang bị Ấn Độ chiếm giữ.
-Hơn 60 đảo tại quần đảo Trường Sa và 800.000 km2 lãnh hải tại vùng này đang bị một số nước trong khu vực chiếm giữ, khai thác
-Tranh chấp với Hàn quốc và Nhật Bản khoảng 300.000km2 lãnh hải
- Quần đảo Senkaku(Điếu Ngư) tổng diện tích khoảng 6,3km2 đang bị Nhật Bản chiếm đóng toàn bộ.
Và một số tranh chấp về lãnh thổ nữa với Myanmar, Bắc Triều Tiên, Butan, Ceylan…
(Nguồn Mạng Trung Hoa võng và một số mạng chính thức của Trung Quốc khác, ngày 21/6/2007. 7/4/2009 và 11/10/2010 )
Từ những sự kiện trên có thể thấy: bành trưóng lãnh thổ, xâm chiếm lãnh thổ và duy trì uy thế thiên triều với các nước xung quanh là lợi ích dân tộc lớn nhất xuyên suốt của Trung Quốc kể từ khi dựng nước đến hếtthời phong kiến Chính vì vậy chỉ trong vòng trên dưói 2000 năm, họ đã mở rộng diện tích đất nước lên chí ít là hơn 30 lần(đó là chưa kể số hàng triệu km2 lãnh thổ, lãnh hải diện tích mà hiện nay họ nói là đã bị mất)
Tuy nhiên cần thấy rõ một điều, khi chính quyền Trung Quốc mạnh hơn hay tạm thời yếu hơn các nước xung quanh, lợi ích dân tộc bành trướng lãnh thổ này đã được thể hiện, được giải quyết bằng những biện pháp rất khác nhau:
Khi chính quyền Trung Quốc mạnh hơn nước xung quanh, họ không ngần ngại dùng mọi lý do(nhiều khi rất ngang ngược như vì “vô lễ với thiên triều”) để gây hấn. Họ đã đánh vào tận sào huyệt quân Mông Cổ để chiếm lấy cả vùng Nội, Ngoại Mông tiêu diệt một đế quốc vốn hùng mạnh, hay “nuốt gọn” cả vùng Tân Cương với diện tích trên 1 triệu km2 trong một thời gian không dài.
Nhưng khi chính quyền Trung Quốc tạm thời yếu hơn thì họ lại có nhiều “kế sách” để giữ cho bằng được phần lãnh thổ đã có, và chuẩn bị cho sự bành trướng sau này. Xin đưa vài ví dụ:
- Phong kiến Trung Quốc(bắt đầu từ Tần, Hán..) đã nối tiếp nhau xây dựng và củng cố Vạn lý Trường thành để ngăn chặn quân Hung Nô thời đó rất hùng mạnh vào đánh phá và xâm phạm lãnh thổ. Sau mấy trăm năm giằng co, hoà hiếu, cống tiến…, cuối cùng họ đã diệt được Hung Nô và chiếm được vùng thảo nguyên rộng lớn của họ.
-Cuối thời Hán, thời lưỡng Tống… khi chính quyền trung ương suy yếu, để bảo vệ lợi ích dân tộc-giữ toàn vẹn lãnh thổ, Trung Quốc đã không ngần ngại “cúi đầu” trước các phiên thuộc mạnh hơn như Hung Nô, Tây Hạ, Liêu, Kim bằng cách tiến cống vàng, bạc, châu báu và gái đẹp.(Thời Hán người đẹp Chiêu quân phải cống Hồ. ..Năm 1004 trước sự tấn công của triều Liêu nhà Tống buộc phải ký hoà ước, mỗi năm Tống phải nộp cho Liêu 10 vạn lạng bạc, 20 vạn tấm lụa v.v.)
-Khi chưa đủ sức bành trướng lãnh thổ họ thường dùng kế “tạm thời chung sống hoà bình” mở rộng giao thương buôn bán, cho phép dân cư vùng biên giới kết hôn với dân nước xung quanh…, kiên trì chờ đợi đến khi có thời cơ sẽ xâm chiếm . Khi cần họ sẵn sàng mang cả công chúa lá ngọc cành vàng ra đánh đổi, thực hiện mưu kế (công chúa Văn Thành đời Đường lấy vua Tây Tạng là một ví dụ)
-Khi đụng đối tượng lớn mạnh hơn, như từ sau cuộc chiến tranh Nha Phiến, Trung Quốc đã cam chịu “từ bỏ một phần lợi ích lớn nhất” như cắt nhượng một phần lãnh thổ cho các cường quốc lớn mạnh hơn ., nhưng bên trong họ không cam chịu mà vẫn “ghi tâm khắc cốt” những vùng lãnh thổ đã mất từ thế hệ này đến đến thế hệ khác, đợi thời cơ giành lại. Như vùng đất và lãnh hải Trung Quốc nói là bị Nga hoàng chiếm nêu trên, hoặc vùng đất rộng lớn ở Tây Tạng bị đế quốc Anh khi xâm lược Ấn Độ vạch đường phân giới Macmahon qui về Ấn Độ, như đảo Đài Loan một thời bị Nhật Bản chiếm đóng v.v..( Theo thống kê của phía Trung Quốc, kể từ ngày 27/5/1841 đến ngày 22/12/1905 chính phủ Mãn Thanh đã buộc phải ký 38 điều ước bất bình đẳng với các cưòng quốc phương tây và Nga Nhật, cắt nhượng nhiều vùng lãnh thổ và bồi thường nhiều triệu lạng bạc. Một ví dụ, theo hiệp uớc Nam Kinh Trung Anh năm 1841, Trung Quốc phải nhưòng Hồng Công cho Anh(dưói hình thức cho thuê 99 năm), bồi thường 21 triệu lạng bạc(gồm tiền đền thuốc phiện bị tiêu huỷ 6 triệu lạng bạc, nợ thưong mại 3 triệu lạng, chi phí quân sự 12 triệu lạng, thời hạn trả xong là 4 năm), và mở cửa 5 cảng Quảng Châu, Phúc Châu, Hạ Môn, Ninh Ba, Thượng Hải, quan chức và thương nhân Anh được tự do thông thương, qua lại tại 5 cửa khẩu này v.v…
       2 .Thời Trung Hoa Dân Quốc(1911-1949) Thời này vẫn duy trì quan niệm truyền thống lợi ích dân tộc lớn nhất với các nước xung quanh như trước, nhưng có mấy điểm đáng lưu ý sau:
         -Dù giữa Quốc Dân đảng đang nắm chính quyền và Đảng Cộng sản đang đấu tranh một mất một còn với nhau, nhưng để chống hoạ xâm lăng của phát xít Nhật có thể làm mất nước, hai bên Quốc, Cộng đã “bắt tay đoàn kết chống kẻ thù chung trong cuộc chiến tranh chống Nhật cho tới lúc toàn thắng năm 1945”
-Tuy chính quyền Quốc Dân đảng chưa đủ mạnh để bành trướng trên biển về thực tế nhưng năm 1947 họ đã “ngang ngược vẽ đường 9 khúc vào bản đồ Biển Đông của họ”, đây là một kiểu bành trướng lãnh thổ trên giấy .
-Trung Hoa Dân Quốc cam chịu áp lực của Liên Xô, không thể chống việc thành lập nước Cộng hoà Nhân Dân Mông Cổ, nơi vốn được Trung Quốc coi là lãnh thổ cũ, là vùng ảnh hưỏng của mình từ lâu đời. Nhưng vẫn ghi ván đề này vào sử sách đế các thế hệ nối tiếp không quên.
Nhìn chung chính quyền Quốc Dân đảng không giữ được thế “thiên triều” với các nước xung quanh như thời trước vì sức mạnh Trung Quốc lúc này yếu kém.
         
3. Thời Cộng Hoà Nhân Dân Trung Hoa(1949-2011)
          Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa dưới thời lãnh đạo của Mao Trạch Đông và Đặng Tiểu Bình vẫn coi bành trướng lãnh thổ là lợi ích dân tộc tối cao không thua kém các triều đại trước, nhưng đã có bước bành trướng mới trên biển. và qua từng giai đoạn phát triển cụ thể của đất nước, họ đã dùng những biện pháp khôn ngoan, tàn bạo để từng bước đưa “uy thế thiên triều” với các nước xung quanh trước đây lên thành “vai trò cưòng quốc khu vực, rồi một cực, rồi siêu cưòng của thế giới.
- Một ví dụ: thời mới thành lập nước dù phải “nhất biên đảo” về Liên Xô, nhưng năm 1950 sau khi sang Liên Xô ký “hiệp định đồng minh tương trợ hữu hảo” trên đường đi xe lửa trở về nước mỗi khi qua một ga lớn, Mao Trạch Đông đều được mời xuống tham quan, nghỉ ngơi. Nhưng khi tới Ulan Udểutái với thưòng lệ, ông nhất định không chịu xuống và yêu cầu xe lửa chạy ngay dù phía Liên Xô đã bố trí đón tiếp. Hỏi Trần Bá Đạt, tuỳ tùng có biết đây là nơi nào không, khi Trần Bá Đạt ngơ ngác tỏ ra không biết,  ông đã tức giận nói: hãy nhớ lấy: “nơi đây trong lịch sử có tên gọi là Ô Kim Khắc, đó là nơi Tô Vũ của chúng ta đã từng chăn cừu, là lãnh thổ của chúng ta.”
Để trở thành nước lớn có ảnh hưỏng trong khu vực, Trung Quốc đã không ngần ngại giúp Bắc Triều Tiên láng giềng “chống Mỹ viện Triều”. Với cái giá “ thương vong gần 1 triệu người” trong đó có cả con trai Mao Trạch Đông, Trung Quốc đã thu được điều mong muốn, chỉ sau 4 năm thành lập nước đã có được vai trò nước lớn khu vực(tham gia hội nghị Geneve về Triều Tiên và Đông Dương năm 1954) và bảo vệ được nước chịu ảnh hưỏng của mình.
- Để vươn lên thành một cực, thành một nước lớn trong thế giới hai cực sau Yalta, Trung Quốc dù còn là nước đang phát triển, chưa giầu có nhưng đã giương ngọn cờ chống hai nước lớn, viện trợ rất nhiều cho Việt Nam chống Mỹ cũng như viện trợ cho một số nước chậm phát triển khác. Để thực hiện lợi ích dân tộc này, hầu như Trung Quốc không tính tới hiệu quả kinh tế. Từ cuối thế kỷ 20, đầu thế kỷ 21, nhà cầm quyền Bắc Kinh rất biết “lúc tiến lúc lùi”, biết “giấu mình chờ thời”..;, chứ không phải lúc nào cũng “đối đầu” trong xử lý quan hệ với Mỹ. Nhưng gần đây đã có một số tín hiệu cho thấy Trung Quốc sau khi trở thành cưòng quốc thứ hai trên thế giói về kinh tế đang có tham vọng vượt Mỹ vào những năm 20 của thế kỷ này!
-Để xác định vị thế nước lớn, Trung Quốc sẵn sàng gây chiến tranh với 3 nước láng giềng, trong đó có Liên Xô đồng minh cũ, Ấn Độ vốn một thời là láng giềng hữu hảo và nhất là cuộc chiến tranh biên giói tháng 2 năm 1979 với Việt Nam nước đồng minh thân cận là một ví dụ điển hình(tất nhiên việc Trung Quốc gây chiến với 2 nuớc trên và xâm lược Việt Nam còn có một số nguyên nhân khác). Trung Quốc hiện đại đặt uy thế nước lớn-lợi ích dân tộc vào vị thế rất cao trong xử lý quan hệ quốc tế.
-Trung Quốc cũng là nước 3 lần chủ động gây ra xung đột vũ trang trên biển để chiếm toàn bộ Hoàng Sa của và 7 đảo bãi trên quần đảo Trưòng Sa của Việt Nam. CHND Trung Hoa đã “thừa kế” đưòng chín khúc trên giấy trên Biển Đông của chính quyền Quốc Dân đảng trước đây và ý đồ biến nó thành sự thực, chí ít cũng để thêm con bài mặc cả với các nước xung quanh. Trung Quốc muốn bá chiếm Biển Đông và là nguồn gốc duy nhất có thể gây ra xung đột vũ trang lớn ở Biển Đông.
-Trong xử lý vấn đề biên giới( có tranh chấp lãnh thổ) với các nước mạnh hơn(Nga) Trung Quốc một tấc đất cũng không nhường, với các nước yếu hơn(Việt Nam), Trung Quốc một ly đất cũng muốn chiếm.
-Tuy vậy khi thấy chưa thu hồi vùng đất đã mất có lợi cho minh lớn hơn là thu hồi ngay, Ban lãnh đạo Bắc Kinh đã “sáng suốt” không đụng tới(như đã không thu hồi Hồng Công, Ma cao ngay năm 1949, và cả đến tận bây giờ), hoặc khi thấy chưa chắc đã thu hồi được hoặc có thể thu hồi được nhưng “lợi bất cập hại”, thì Ban lãnh đạo Bắc Kinh sẽ cố “nặn” ra cách làm, vẫn bảo lưu được “chủ quyền, uy thế nước lớn” mà không “mất mặt”. Chỉ cần nghe họ cao giọng tự ca ngợi “sáng kiến vĩ đại” về việc đưa ra cái chủ trương được gọi là “một nước, hai chế độ” trong xử lý quan hệ  với  Đài Loan mấy chục năm qua và chưa biết bao giờ mới giải quyết xong “cục xưong khó nuốt” này, là đủ thấy hết “ sĩ diện nước lớn” của họ “cao” tới mức độ nào.
                                                              
                                                       Hà nội một ngày cuối tháng 11 năm 2011